ESG là gì?

Tháng Chín 30, 2023

ESG là gì? Đầu tư ESG là gì? Xu hướng đầu tư vào các mã cổ phiếu xanh ESG?

1. ESG là gì?

ESG là viết tắt của Environmental, Social, and Governance, tức là Môi trường, Xã hội và Quản trị. Đây là một khái niệm trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh, thường được sử dụng để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng. Tiêu chuẩn này nhằm đo lường hiệu quả hoạt động của công ty mà các nhà đầu tư có trách nhiệm với xã hội sử dụng để sàng lọc các khoản đầu tư tiềm năng.

Các yếu tố môi trường bao gồm tác động của hoạt động kinh doanh đến môi trường, sử dụng tài nguyên và năng lượng bền vững, và chính sách và thực hành bảo vệ môi trường. Các yếu tố xã hội liên quan đến các chính sách và thực hành liên quan đến nhân quyền, quản lý lao động và đối xử công bằng với khách hàng, đối tác và cộng đồng. Các yếu tố quản trị bao gồm chính sách quản lý, đạo đức kinh doanh, đội ngũ lãnh đạo và quản lý rủi ro. ESG được coi là một cách tiếp cận toàn diện trong đầu tư và kinh doanh, nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh có lợi cho tất cả các bên liên quan, không chỉ là chủ sở hữu và cổ đông của công ty, mà còn bao gồm cả môi trường, cộng đồng, nhân viên và khách hàng.

ESG là gì? Đầu tư ESG là gì? Xu hướng đầu tư vào các mã cổ phiếu xanh ESG?

Điểm số ESG được đánh giá dựa trên những tác động của doanh nghiệp đến môi trường, xã hội, và hiệu suất quản trị của công ty khi quản lý các ảnh hưởng đó. Điểm ESG càng cao sẽ càng chứng minh thương hiệu thực hành tốt ESG. Tiêu chuẩn ESG bao gồm đa dạng vấn đề, bắt nguồn từ luật quốc tế, luật địa phương hoặc các thỏa thuận, nguyên tắc ở mỗi quốc gia. Để thực hiện ESG, doanh nghiệp cần đáp ứng 3 trọng tâm chính với hàng chục tiêu chí cụ thể.

2. Đầu tư ESG là gì?

Đầu tư trong ESG là việc lựa chọn đầu tư dựa trên các tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị của một công ty. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẽ cân nhắc các yếu tố ESG của một công ty khi quyết định đầu tư vào công ty đó. Một số nhà đầu tư tin rằng đầu tư trong ESG có thể đem lại lợi ích cho cả nhà đầu tư và xã hội. Việc đầu tư vào các công ty có chính sách bảo vệ môi trường và phát triển bền vững có thể giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh đến môi trường và cộng đồng, đồng thời tạo ra giá trị dài hạn cho các nhà đầu tư.

Đầu tư trong ESG có thể giúp nhà đầu tư đạt được lợi nhuận bền vững trong dài hạn, đồng thời đóng góp tích cực vào việc giải quyết các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị. Các công ty và quỹ đầu tư ESG thường có các chính sách và thực hành quản lý bền vững, chú trọng đến tác động của hoạt động kinh doanh đến môi trường, xã hội và chính sách quản trị công ty. Đầu tư trong ESG còn được coi là một cách để nhà đầu tư giảm rủi ro, bởi vì các công ty và quỹ đầu tư ESG thường có chính sách và thực hành quản lý tốt hơn, giảm nguy cơ về các vấn đề như tai nạn, lừa đảo, và các vấn đề liên quan đến chính sách quản trị. Trên thị trường, có nhiều loại sản phẩm đầu tư ESG khác nhau, bao gồm các quỹ ETF (quỹ giao dịch trên sàn), quỹ đầu tư bền vững, quỹ vùng đất cấm hoặc bảo vệ, và các quỹ tiền tệ xanh. Việc lựa chọn sản phẩm đầu tư ESG phù hợp với mục tiêu đầu tư và sở thích cá nhân của mỗi nhà đầu tư là rất quan trọng.

Đầu tư ESG là một phương pháp đầu tư tập trung vào các công ty hoặc quỹ đầu tư có các tiêu chuẩn và thực hành ESG cao. Phương pháp này sử dụng các tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị để đánh giá các doanh nghiệp, giúp đầu tư vào các công ty và quỹ đầu tư có tiềm năng sinh lợi cao và có tác động tích cực đến môi trường và xã hội.

3. Nội dung ba khía cạnh ESG

3.1 Môi trường:

Khía cạnh đầu tiên trong ESG là E – Environmental, đo lường mức độ doanh nghiệp tác động đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong suốt quá trình sản xuất, vận hành, quản lý… Cụ thể, tổ chức sẽ được xem xét về:

Biến đổi khí hậu:

Tiêu chí biến đổi khí hậu sẽ được đánh giá dựa trên các cam kết quốc tế và trong nước, chính sách quốc gia và quy định tại địa phương đó. Đối với Việt Nam, tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã công bố cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu như sau:

– Đặt mục tiêu tổng lượng phát thải quốc gia giảm 43,5% vào năm 2030, và không phát thải carbon vào năm 2050.

– Giảm phát thải metan ít nhất 30% vào 2020, 40% vào năm 2030.

ESG là gì? Đầu tư ESG là gì? Xu hướng đầu tư vào các mã cổ phiếu xanh ESG?

Với vai trò tiên phong trong việc tạo ra các chính sách ESG, chính phủ sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt có động lực và cơ sở rõ ràng hơn khi nỗ lực đạt được các cam kết liên quan đến mục tiêu ESG.

Năng lượng:

Doanh nghiệp thực hiện ESG phải đảm bảo khai thác và sử dụng nguồn năng hiệu quả. Bên cạnh việc tối ưu, các năng lượng thay thế mang tính vô hạn được khuyến khích như năng lượng mặt trời, gió tự nhiên… Điều này sẽ giúp môi trường tránh tình trạng cạn kiệt năng lượng, tổ chức cũng có thể hoạt động mọi lúc mà không phụ thuộc vào các nguồn bị giới hạn, thúc tiến quy trình sản xuất.

Tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên thiên nhiên ở đây bao gồm đất, nước, cây xanh, khoáng sản, không khí… Để đạt điểm ESG cao ở mục này, doanh nghiệp phải đảm bảo đã có đầy đủ giấy tờ cấp phép khi sử dụng bất kỳ nguồn tài nguyên nào. Ngoài ra, nhiều tổ chức cũng ghi điểm khi chủ động/góp phần cải tạo, khôi phục các khu vực bị ô nhiễm.

Đặc biệt, thay vì giảm thiểu, một bộ phận doanh nghiệp sinh trưởng trong thời đại 4.0 cũng nghiên cứu và triển khai các loại công nghệ mới có thể tự tạo ra tài nguyên, mà hoàn toàn không cần tác động đến môi trường.

Xử lý và tái chế chất thải:

Để xử lý chất thải đạt chuẩn ESG, doanh nghiệp cần thống kê, lên danh sách chi tiết loại và khối lượng chất thải nguy hiểm. Sau đó tiến hành thu gom, phân loại chúng và trữ một nơi riêng đảm bảo không gây ô nhiễm. Dựa trên các chính sách, tổ chức có thể di chuyển và đem chúng đến nơi xử lý thích hợp như được cấp phép. Nếu được, công ty có thể tái chế, tái sử dụng để giảm chất thải ra môi trường, tối ưu hóa năng lượng. Các doanh nghiệp có thể tự mình sáng chế, hoặc dùng các dịch vụ tái chế để đảm bảo chất thải được xử lý đúng cách. Một số chất có tỉ lệ và thông số kỹ thuật được, thậm chí được quy định theo luật.

 

3.2 Xã hội:

 

Khía cạnh thứ hai trong ESG là Social, giúp các doanh nghiệp đánh giá các yếu tố liên quan đến xã hội như mối quan hệ kinh doanh của công ty với khách hàng, đối tác; điều kiện làm việc của nhân viên hay còn được gọi là luật Lao động ở Việt Nam.

Quyền riêng tư và bảo mật:

Đây là một tiêu chí quan trọng nhưng quy định về vấn đề này còn khá mới ở nước ta. Luật bảo mật ở Việt Nam hiện nay được áp dụng dựa trên Bộ luật Dân sự, An ninh mạng, Công nghệ thông tin… Để thực hiện ESG, các doanh nghiệp cần sự cho phép của chủ sở hữu trước khi thu thập, sử dụng hoặc làm bất cứ điều gì với dữ liệu của họ. Đặc biệt tuyệt đối không được tiết lộ thông tin cá nhân, và phải cam kết có các biện pháp bảo vệ dữ liệu.

Tính đa dạng, công bằng và hòa nhập:

Pháp luật lao động sẽ là cơ sở để đánh giá điểm ESG ở mục này. Theo luật, các tổ chức không được phân biệt đối xử với nhân viên dù họ có giới tính, màu da, chủng tộc, tôn giáo, hay ở bất cứ tầng lớp xã hội, tổ chức nào. Dù là nhân sự nam hay nhân sự nữ đều cần đối xử công bằng về mọi mặt: công việc, cơ hội thăng tiến, lương thưởng…

Môi trường làm việc an toàn:

Nơi làm việc phải đảm bảo độ an toàn lao động và sức khỏe. ESG nghiêm cấm các trường hợp ép buộc lao động, ngược đãi, bóc lột, quấy rối… Tất nhiên tiêu chuẩn cũng khắt khe trong việc sử dụng nhân lực dưới 18 tuổi, tổ chức cần thực hiện đúng giờ giấc cũng như tính chất công việc được luật lao động cho phép.

Điều kiện làm việc:

ESG sẽ dựa theo những quy định trong luật pháp Việt Nam để xem xét điểm số cho doanh nghiệp như mức lương, giờ làm việc, khám sức khỏe, chính sách bảo hiểm…

3.3. Quản trị doanh nghiệp:

Khía cạnh cuối cùng của ESG là Governance, đánh giá các hoạt động của tổ chức nhằm đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch và tuân thủ các quy định trong kinh doanh.

Công bố báo cáo ESG:

 

 

Pháp luật Việt Nam quy định các doanh nghiệp thực hiện ESG phải công bố thông tin, kết quả hoạt động hằng năm như khai thác và tiêu thụ tài nguyên, chính sách lao động, báo cáo tài chính, đóng góp cho cộng đồng… Báo cáo này cần nộp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam và Sở Giao dịch chứng khoán một cách công khai.

Chống hối lộ và tham nhũng:

Việc chống hối lộ và tham nhũng là yếu tố rất được quan tâm trong quản trị, nó sẽ đánh giá theo quy định tại luật Phòng chống tham nhũng – luật Hình sự của Việt Nam.

Tính đa dạng và hòa nhập của hội đồng quản trị:

Tiêu chí này đánh giá sự đa dạng về nguồn gốc của các thành viên trong hội đồng quản trị về giới tính và lý lịch. Theo luật pháp Việt Nam, trong một số trường hợp còn buộc phải có hội động quản trị độc lập, ví dụ 1/5 thành viên hội đồng quản trị của công ty đại chúng chưa niêm yết phải độc lập.

4. Xu hướng đầu tư vào các mã cổ phiếu xanh ESG

Trong những năm gần đây, xu hướng đầu tư vào các mã cổ phiếu xanh ESG đã trở nên phổ biến hơn. Điều này là do những người đầu tư và các tổ chức tài chính nhận ra rằng các doanh nghiệp hoạt động có trách nhiệm và bền vững sẽ có lợi cho cả nhà đầu tư và cho xã hội. ESG đề cập đến các tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị của một doanh nghiệp. Các nhà đầu tư đang quan tâm đến ESG bởi vì họ muốn đầu tư vào các doanh nghiệp có hiệu quả về môi trường, xã hội và quản trị, cũng như giảm thiểu các rủi ro liên quan đến thay đổi khí hậu, các vấn đề xã hội và tài chính.

Một số lợi ích của đầu tư vào các mã cổ phiếu xanh ESG bao gồm tăng cường danh tiếng của doanh nghiệp, cải thiện quản trị và giảm thiểu rủi ro, thu hút nhà đầu tư và khách hàng tăng trưởng bền vững và mang lại lợi nhuận lâu dài cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, các quỹ đầu tư ESG đang trở nên phổ biến hơn, giúp cho nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với các doanh nghiệp và tăng tính thanh khoản của các cổ phiếu xanh ESG. Tuy nhiên, những nhà đầu tư cần phải thận trọng khi chọn các mã cổ phiếu xanh ESG và tìm hiểu kỹ về công ty, cũng như các tiêu chí ESG được sử dụng để đánh giá các doanh nghiệp.

Việc đầu tư vào các doanh nghiệp tuân thủ ESG hiện nay vẫn nhận được những ý kiến đa chiều. Trước đây, việc đầu tư vào ESG không được đánh giá quá cao so với lợi ích kinh tế. Chỉ đến khi dịch COVID-19 bùng phát, việc phát triển doanh nghiệp bền vững theo các tiêu chí ESG không còn là lựa chọn mà trở thành quyết định mang tính sống còn của doanh nghiệp. Có thể nói, chính đại dịch COVID-19 đã góp phần đẩy nhanh hơn xu hướng này, chiến lược đầu tư chuyển dịch sang các yếu tố ESG nhiều hơn so với các chỉ tiêu tài chính truyền thống. Theo Financial Times, bất chấp nhiều người vẫn đang “bán tín bán nghi” về ESG thì dòng tiền đổ vào các doanh nghiệp tuân thủ ESG nhiều hơn bao giờ hết. Ông Carsten Stendevad, Giám đốc đầu tư phát triển bền vững Quỹ Bridgewater Associates cho rằng: “Tham vọng xanh giờ đây đồng bộ với tham vọng an ninh quốc gia, đảm bảo chủ quyền năng lượng, động lực này sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo”. Theo CME Group, khi hệ sinh thái ESG phát triển, số lượng nhà đầu tư, các khoản đầu tư vào ESG phải theo kịp tốc độ. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp lấy tiêu chuẩn ESG làm giá trị cốt lõi trong hoạt động kinh doanh đang được giới đầu tư rót mạnh tiền đầu tư.

5. Doanh nghiệp ESG tiêu biểu Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay đã có không ít doanh nghiệp bắt tay vào thực hành phát triền bền vững và đạt được nhiều thành tựu ban đầu như FPT, Vinfast, Vinamilk… FPT đã cung cấp giải pháp giúp chính quyền các địa phương phát triển kinh tế bền vững thông qua các chương trình chuyển đổi số. Hay hãng xe VinFast nhận được gói tài chính chống biến đổi khí hậu trị giá 135 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), hỗ trợ sản xuất xe buýt điện và mạng lưới trạm sạc tại Việt Nam. Những thành quả này chính là minh chứng cho thấy thực hành ESG tại các doanh nghiệp Việt đã gặt hái được nhiều thành công. Theo đánh giá của các chuyên gia, Vinamilk là một trong những doanh nghiệp thực hành ESG xuất sắc, các nỗ lực ESG của Vinamilk hiện nay đã cho thấy nhiều hiệu quả kinh tế.

 

 

ESG là gì? Đầu tư ESG là gì? Xu hướng đầu tư vào các mã cổ phiếu xanh ESG?

Mới đây, Vinamilk đã được mời chia sẻ kinh nghiệm xây dựng trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm tại Hội Nghị CSR & ESG Toàn Cầu 2022. Cụ thể, Vinamilk đã sớm quan tâm đến yếu tố Môi trường và tiến hành đầu tư hệ thống năng lượng tái tạo. Hoạt động này phát huy hiệu quả tiết kiệm chi phí năng lượng ở thời điểm hiện tại, trong bối cảnh giá năng lượng đang leo thang. Khi các nhà máy, trang trại được vận hành bằng nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng xanh, Vinamilk sẽ chung tay bảo vệ môi trường thông qua nguồn tài nguyên sẵn có, từ đó, hướng đến mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Bên cạnh đó, Vinamilk và Báo Tài nguyên và Môi trường cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc triển khai Hoạt động trồng cây để trung hòa carbon hướng đến Net Zero, tổng giá trị là 15 tỷ đồng. Đây cũng là dự án nhằm trong khuôn khổ Chương trình hành động hướng đến Net Zero 2050 của Vinamilk nhằm chung tay thực hiện mục tiêu đưa mức phát thải ròng về “0” mà Việt Nam cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm 2021 (COP 26).

Không chỉ vậy, khía cạnh Quản trị doanh nghiệp cũng là yếu tố làm nên thương hiệu Vinamilk đối với nhiều nhà đầu tư. Trong Top 20 cổ phiếu xanh VNSI của HOSE, điểm G trong tổng điểm ESG của Vinamilk lên đến 96%, vượt xa trung bình ngành lẫn VN100. Theo đó, bộ máy quản trị tại Vinamilk gồm những lãnh đạo có trình độ, nhiều năm kinh nghiệm, hoạt động theo các chuẩn mực đạo đức cao, tổ chức phân cấp, phân nhiệm rõ ràng. Ban lãnh đạo không những điều hành được một doanh nghiệp có vốn hóa lớn bậc nhất thị trường chứng khoán Việt Nam mà còn giúp công ty quản trị toàn diện các vấn đề rủi ro, nắm bắt thị trường để kịp thời đưa ra những sự điều chỉnh linh động nhưng vẫn bám sát định hướng và mục tiêu dài hạn của công ty.

Trên đây là những chia sẻ Luật Minh Khuê về ESG, đầu tư ESG và xu hướng đầu tư vào các mã cổ phiếu xanh ESG. Hy vọng kiến thức trên hữu ích đối với các bạn đọc.

Sưu tầm: Luật Minh Khuê

Leave a Comment